520 | | | a | “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để khơi dậy sức mạnh và nguồn lực Nhân dân trong quá trình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc (CSDT). Cũng vì thế mà các chính sách dân tộc đã được triển khai đầy đủ hơn, kịp thời hơn. Hoạt động của công tác dân tộc cũng đã được “nâng chất” hơn và người dân đã được thụ hưởng tối đa hiệu quả từ việc thực hiện CSDT. Những năm qua, vai trò giám sát, phản biện của Nhân dân trong thực hiện CSDT đã là việc làm tự nguyện, thường xuyên, mang tính trách nhiệm cao ở các thôn, bản. Để thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, cộng đồng dân cư ở thôn, bản, xã đã thành lập, cử đại diện vào Ban giám sát cộng đồng. Từ chức trách của mình, Ban giám sát đã vận động bà con nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp giám sát về môi trường, sử dụng vật tư, vật liệu, sử dụng cây, con giống hỗ trợ… đối với dự án được triển khai. Chính từ hoạt động giám sát, kiểm tra của Nhân dân đã hạn chế lãng phí, thất thoát vốn, tài sản, đồng thời sớm phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực hiện… để kiến nghị chủ đầu tư, đơn vị thi công “sửa sai” kịp thời. Để thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, cộng đồng dân cư ở thôn, bản, xã đã thành lập, cử đại diện vào Ban giám sát cộng đồng. Từ chức trách của mình, Ban giám sát đã vận động bà con nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp giám sát về môi trường, sử dụng vật tư, vật liệu, sử dụng cây, con giống hỗ trợ… đối với dự án được triển khai. Chính từ hoạt động giám sát, kiểm tra của Nhân dân đã hạn chế lãng phí, thất thoát vốn, tài sản, đồng thời sớm phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực hiện… để kiến nghị chủ đầu tư, đơn vị thi công “sửa sai” kịp thời. (Khoảng 800 từ) |